Tiểu đường thai kỳ – Sự nguy hiểm thế nào cho mẹ và bé

Trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ có nhiều sự thay đổi, vì thế mẹ nên chú trọng nhiều trong vấn đề ăn uống để mẹ khỏe, bé phát triển tốt. Một trong những rắc rồi mà nhiều mẹ bầu gặp phải đó là bị tiểu đường thai kỳ. Cùng tìm hiểu kĩ hơn về căn bệnh này trong bài viết dưới đây.

1, Bệnh tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiều đường thai kỳ là gì?

Bệnh tiểu đường thai kỳ là lượng đường trong máu (glucose) cao phát triển trong thai kỳ và thường biến mất sau khi sinh.

Nó có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, nhưng phổ biến hơn cả là trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba.

Tiểu đường thai kỳ xảy ra khi cơ thể bạn không thể sản xuất đủ insulin – một loại hormone giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Bệnh tiểu đường thai kỳ có thể gây ra nhiều ảnh hưởng cho bạn và em bé trong khi mang thai và sau khi sinh. Tuy nhiên các rủi ro về sức khỏe có thể được cải thiện nếu bệnh được phát hiện sớm và được chữa trị kịp thời.

2, Những ai có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ?

Bất kỳ phụ nữ nào cũng có thể bị tiểu đường thai kỳ khi mang thai, nhưng bạn có nguy cơ mắc bệnh cao nếu:

  • Ban bị béo phì, thừa cân trước khi bạn có thai
  • Có lượng đường trong máu cao hơn mức cần thiết nhưng không đủ cao để  mắc bệnh tiểu đường (đây được gọi là tiền tiểu đường)
  • Có người nhà bị bệnh tiểu đường.
  • Bị tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước đây
  • Có  huyết áp cao  hoặc các biến chứng y tế khác
  • Đã sinh em bé đầu nặng hơn 4,5kg..
  • Đã sinh em bé chết non hoặc bị  dị tật bẩm sinh
  • Phụ nữ mang thai lớn hơn 25 tuổi

3, Các triệu chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ

Bệnh tiểu đường thai kỳ thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Hầu hết các trường hợp chỉ được phát hiện khi lượng đường trong máu của bạn được kiểm tra trong quá trình sàng lọc và kiểm tra trong quá trình mang thai.

Một số phụ nữ có thể xuất hiện các triệu chứng nếu lượng đường trong máu của họ tăng quá cao  (tăng đường huyết) , chẳng hạn như:khát nước tăng, nhu cầu đi tiểu thường xuyên hơn bình thường, khô miệng, mệt mỏi…

Nhưng một số triệu chứng này là phổ biến trong khi mang thai, điều đó khó có thể khẳng định đây là dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ. 

Vì thế, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn nếu lo lắng về bất kỳ triệu chứng nào mà bạn gặp phải.

4, Bệnh tiểu đường thai kỳ có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của mẹ và bé.

Hầu hết phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ có thai bình thường với những đứa trẻ khỏe mạnh.

Tuy nhiên, tiểu đường thai kỳ có thể gây ra các vấn đề như:

 – Em bé của bạn phát triển lớn hơn bình thường – điều này có thể dẫn đến những khó khăn trong quá trình sinh nở

– Quá nhiều nước ối trong bụng mẹ, có thể gây ra chuyển dạ sớm hoặc gặp vấn đề

– Sinh non  – sinh con trước tuần thứ 37 của thai kỳ

– Tiền sản giật  – một tình trạng gây tăng huyết áp khi mang thai và có thể dẫn đến các biến chứng thai kỳ nếu không được điều trị

– Em bé bị hạ đường huyết hoặc vàng da và mắt sau khi chào đời, có thể phải điều trị tại bệnh viện

– Mất em bé ( thai chết lưu ) – mặc dù điều này rất hiếm gặp

– Bị tiểu đường thai kỳ cũng có nghĩa là bạn có nguy cơ  mắc bệnh tiểu đường loại 2 trong tương lai.

5, Sàng lọc bệnh tiểu đường thai kỳ thế nào?

Trong cuộc hẹn khám thai đầu tiên của bạn, vào khoảng tuần thứ 8 đến 12 của thai kỳ, bác sĩ sẽ hỏi bạn một số câu hỏi để xác định xem bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ hay không.

Nếu bạn có 1 hoặc nhiều yếu tố nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, bạn nên được đề nghị kiểm tra sàng lọc.

Xét nghiệm sàng lọc được gọi là xét nghiệm dung nạp glucose đường uống (OGTT), mất khoảng 2 giờ.

Nó liên quan đến việc  xét nghiệm máu vào buổi sáng, khi bạn không có thức ăn hoặc đồ uống trong 8 đến 10 giờ. Sau đó bạn được cho uống nước glucose. 

Sau khi nghỉ ngơi trong 2 giờ, một mẫu máu khác được thực hiện để xem cơ thể bạn đang đối phó với glucose như thế nào.

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ được thực hiện khi bạn mang thai từ 24 đến 28 tuần. 

Nếu bạn đã bị tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước đó, bạn sẽ được đề nghị khám tiểu đường thai kỳ sớm hơn.

6, Phương pháp điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ

Nếu bạn bị tiểu đường thai kỳ, hãy kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và tập thể dục.

Nên ăn uống lành mạnh để phòng tránh tiểu đường thai kỳ

Tuy nhiên, nếu những thay đổi này không làm giảm lượng đường trong máu của bạn đủ, thì bạn cần phải uống thuốc. 

Bạn cũng sẽ được theo dõi chặt chẽ hơn trong khi mang thai và sinh để kiểm tra bất kỳ vấn đề tiềm ẩn nào.

Nếu bạn bị tiểu đường thai kỳ mà lượng đường trong máu không được kiểm soát tốt, tốt nhất nên sinh chủ động trước 41 tuần. 

7, Ảnh hưởng lâu dài của bệnh tiểu đường thai kỳ

Bệnh tiểu đường thai kỳ thường biến mất sau khi sinh. Nhưng những phụ nữ đã từng bị thì sẽ có nhiều khả năng phát triển bện trong các trường hợp sau:

– Tiểu đường thai kỳ một lần nữa trong lần mang thai tiếp theo.

– Bị bệnh tiểu đường loại 2  – một loại bệnh tiểu đường suốt đời

 Bạn nên làm xét nghiệm máu để kiểm tra bệnh tiểu đường 6 đến 13 tuần sau khi sinh, và mỗi năm một lần sau đó nếu kết quả là bình thường.

 Gặp bác sĩ nếu xuất hiện các triệu chứng cho thấy lượng đường trong máu cao, chẳng hạn như khát nước, cần đi tiểu thường xuyên hơn và khô miệng 

Nên làm các xét nghiệm ngay cả khi bạn cảm thấy khỏe, vì nhiều người mắc bệnh tiểu đường không có bất kỳ triệu chứng nào. 

Bạn cũng sẽ được bác sĩ tư vấn về những việc cần làm để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, chẳng hạn như duy trì cân nặng khỏe mạnh, ăn một chế độ ăn uống cân bằng và tập thể dục thường xuyên.

Một số nghiên cứu cho rằng: em bé sinh ra từ những bà mẹ bị tiểu đường thai kỳ có thể dễ mắc bệnh tiểu đường hoặc trở nên béo phì trong cuộc sống sau này 

8, Nếu bạn đã bị tiểu đường thai kì thì hãy lập kế hoạch mang thai trong tương lai

Nếu bạn đã bị tiểu đường thai kỳ trước đó và bạn dự định có thai, hãy chắc chắn rằng bạn đã được kiểm tra bệnh tiểu đường thường xuyên và chặt chẽ.

Nếu bạn có thai ngoài ý muốn, hãy nói chuyện với bác sĩ rằng bạn bị tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước.  

Nếu các xét nghiệm cho thấy bạn không bị tiểu đường, thì bạn sẽ được đề nghị sàng lọc kiểm tra sớm hơn 24 đến 28 tuần như thông thường.

9, Phòng chống tiểu đường thai kỳ

Bạn có thể giảm nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ trước khi mang thai bằng cách:

  • Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh
  • Duy trì hoạt động
  • Giảm cân

Hi vọng với những thông tin chi tiết trên đây về bệnh tiểu đường thai kỳ, các mẹ bầu đã trang bị cho mình 1 kiến thức rõ ràng và có phương pháp phòng tránh, chữa trị kịp thời.

Chúc các bạn có 1 thai kỳ thật khỏe mạnh!

1 Trackbacks / Pingbacks

  1. Tim thai – Những điều quan trọng mẹ bầu cần biết

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*